Marketing Online
Marketing Online là gì?
Marketing Online là phương thức tiếp thi trực tuyến, sử dụng mạng internet và cách tiếp cận đa kênh như website, mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm tới người tiêu dùng.
Tầm quan trọng của Marketing online
- Khai thác được lượng lớn khách hàng tiềm năng
- Tăng độ nhận diện thương hiệu với chi phí tối ưu hơn
- Giao tiếp với khách hàng nhanh chóng và thuận tiện
- Đa dạng hình thức thể hiện: tuyền tải thông tinsangs tạo – đột phá đến người dùng
Tìm hiểu SEO là gì?
Khái niệm
SEO( Search Engine Optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó là một kĩ thuật đặc biệt trong internet marketing giúp website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm.
SEO Onpage là gì?
Khái niệm
SEO Onpage là tối ưu hóa những gì hiển thị rên tảng web ( meta, content, heading, ảnh,…) giúp tăng thứ hạng của web trên công cụ tìm kiếm.
Công việc SEO Onpage
Các công việc SEO Onpage bao gồm:
- Tối ưu hóa tại chỗ
- Nghiên cứu từ khóa
- kiểm toán kỹ thuật
- Trải nghiệm người dùng
Các tiêu chí SEO Onpage
Có 27 tiêu chí SEO Onpage
- Đảm bảo số lượng từ trong content
- Tránh nhồi nhét từ khóa trong document
- Tránh nhồi nhét từ khóa trong tag title
- Chỉ sử dụng một URL Canonial
- Đảm bảo page chỉ có một thẻ title
- Đa dạng từ kháo trong thẻ title
- Đảm bảo nội dung có giá trị
- Từ khóa chính xác xuất hiện ít nhất một lần trong document
- Đảm bảo khả năng truy cập của Search Engine
- Sử dụng URL tĩnh
- Đặt từ khóa trong thẻ title
- Đặt từ khóa trong thuộc tính Alt của Image
- Sử dụng liên kết ra trang ngoài (outlink)
- Từ khóa trong thẻ Description
- Sử dụng từ khóa trong URL
- Sử dụng thẻ meta description
- URL sử dụng kí tự theo chuẩn
- Tối ưu từ khóa trong thẻ H1
- Sử dụng từ khóa trong thẻ title
- Tối ưu độ dài thẻ title
- Tránh nhiều liên kết ngoài
- Độ dài URL tối thiểu
- Tránh đặt nhiều liên kết nội bộ
- Tối ưu độ dài thẻ meta description
- Chỉ sử dụng thẻ meta description một lần
- Tránh nhồi nhét từ khóa trong URL
- Thêm thẻ Rel Canonial
SEO Offpage là gì?
Khái niệm
SEO Offpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website ( link building, social media, social media bookmarking,…) nhằm tăng số lượng liên kết có uy tiến từ các website khác.
Công việc SEO Offpage
Công việc SEO Offpage bao gồm:
- Sử dụng mạng xã hội để đi backlinks
- Xây dựng sites để chạy backlinks
- Đặt backlinks tại các trang có độ uy tín cao
Các tiêu chí SEO Offpage
Có 14 tiêu chí SEO Offpage
- Đăng bài về trang web
- Viết bài quảng cáo về trang web
- Marketing bằng blogs
- Cập nhật nội dung cho blogs
- Marketing blogs
- Tạo profile cho trang web
- Đăng lên danh bạ
- Đăng lên mạng xã hội
- Tạo fans trong Facebook
- Tạo fans trong twitter và một số trang mạng xã hội khác
- Đăng trang rao vặt và forum
- Trao đổi link (nếu cần)
- Viết bài giới thiệu cho trang web
- Và một số kỹ thuật khác
Bài viết chuẩn SEO
Bài viết chuẩn SEO là gì?
- Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết được tối ưu nội dung để thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và được triển khai các kỹ thuật SEO nhằm thúc đẩy thứ hạng bài viết trên trang kết quả tìm kiếm.
- Bài viết chuẩn SEO có thể kéo được lượng traffic lớn từ các công cụ tìm kiếm.
- Bài viết chuẩn SEO cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Vị trí xuất hiện từ khóa, title, thẻ meta, đường link
- Độ dài bài viết và mật độ từ khóa
- Mức độ, chuyên môn và tránh trùng lặp
- Internal link và External link
- Tối ưu hóa link ảnh và video liên quan
- Tối ưu cho SEO và cả người dùng
- Đáp ứng cả 2 yếu tố cho người dùng và công cụ tìm kiếm
Bố cục một bài viết chuẩn SEO là như thế nào?
Cách check nội dung chuẩn SEO
Các tiêu chí kiểm tra bài viết chuẩn SEO:
- Bài viết thỏa mãn ý định tìm kiếm
- Bài viết dễ đọc
- Bài viết không copy, không dulicate content
- Tiêu đề
- Mô tả
- URL
- Từ khóa và mật độ từ khóa
- Ảnh
- Links
- CTA
- Các yếu tố kỹ thuật khác
Title
Title là gì?
Title là tiêu đề của một bài viết, sản phẩm, doanh mục của một web và là một đoạn mô tả ngắn về một trang web và xuất hiện ở đầu trình duyệt, trong SERPs.
Cách viết title chuẩn SEO
- Độ dài của một title ( nên dưới 600px, hạn chế viết hoa chữ cái đầu tiên)
- Đừng lạm dụng từ khóa SEO ( tránh tình trang tiêu đề là một list các từ khóa lặp đi lặp lại các biến thể từ khóa)
- Cung cấp cho mỗi trang một tiêu đề duy nhất ( nên mặc định tên sản phẩm – danh mục sản phẩm/ tên thương hiệu)
- Đặt các từ khóa quan trọng lên đầu ( nên đặt tên sản phẩm – danh mục sản phẩm/ tên thương hiệu >< tránh đặt tên thương hiệu/ danh mục sản phẩm chính – danh mục sản phẩm nhỏ – tên sản phẩm). Vì công cụ tìm kiếm có thẻ cắt bỏ một phẩn title, vậy yếu tố quan trọng nhất sẽ bị cắt bỏ)
- Tận dụng thương hiệu ( có một thương hiệu mạnh, khi thêm vào title có thể giúp tăng tỉ lệ nhấp chuột)
- Viết cho người dùng mục tiêu của web ( tối ưu với người dùng nhằm thu hút tỉ lệ nhấp chuột từ người tìm kiếm)
Tầm quan trọng của title
- Title là một yếu tố chính giúp công cụ tìm kiếm hiểu trang nói về điều gì, gây ấn tượng đầu tiên để người tìm kiếm nhấp vào website
- Tiêu đề được sử dụng ở 3 vị trí chính
- Trong kết quả của công cụ tìm kiếm ( SERPs)
- Trình duyệt web
- Mạng xã hội
- 3 vai trò chính của title
- Mô tả chính xác nội dung của trang web
- Giúp xếp hạng cho một từ khóa nào đó
- Giúp khiến người dùng click vào trang web của mình thay vì trang web khác
Description
Description là gì?
Description là thẻ mô tả meta hoạt động như một bản tóm tắt chứa 155 đến 160 kí tự mô tả nội dung của một trang web nhằm lôi kéo người dùng nấp vào trang và là một phần hiệu quả SEO web.
Cách viết description chuẩn SEO
- Xuất hiện từ khóa ( từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong cách viết des chuẩn SEO, đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất cho web hiển thị trong phần mô tả)
- Viết description dễ đọc ( là điều cần thiết, không nhồi quá nhiều từ vào thẻ mô tả khiến người dùng nghĩ lfa web spam; nên bắt đầu thẻ des bằng từ khóa và tất cả nội dung chỉ chưa 1-2 từ)
- Nội dung hấp dẫn, khớp với trang
- Độ dài hợp lý ( không dài quá 150-160 kí tự)
- Không trùng lặp mô tả ( mô tả phải được viết khác nhau cho mỗi trang)
- Xem xét sử dụng đoạn mã phong phú ( như xếp hạng sao, thông tin sản phẩm, lượng calo,…)
Tầm quan trọng của Description
- Mô tả có vai trò cực kì quan trọng, không chỉ đối với nền tảng Google index mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo nên trải nghiệm về sản phẩm của người dùng
- Mô tả còn cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp để quảng các thương hiệu và chất lượng của web đến người dùng
- Mô tả tốt sẽ thu hút người dùng truy cập vào trang kết quả tìm kiếm và các quảng cáo xã hội và các trang web khác
- Vì vậy có thể nói, description chính là quảng cáo ( do mô tả ngắn, chính xác, tổng quan nhất về nội dung của bài SEO nhằm tạo sự thu hút), là tạo sự cạnh tranh ( với từ khóa có tính cạnh tranh cao thì mô tả như một tác động tích cực đến kết quả tìm kiếm nhằm giữ chân người đọc, lôi cuốn người đọc click vào bài đăng để tạo vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm cho bài SEO), là khẳng định chất lượng bài SEO.
Keyword
Keyword là gì?
- Keyword hay từ khóa nói chung đơn giản là một từ hoạc cụm từ mà người dùng nhập vào một công cụ hay phần mềm nào đó. Sau đó, công cụ hay phần mềm sẽ tìm kiếm và trả về tất cả thông tin liên quan.
- Keyword SEO là các từ khóa mà người làm SEO hoặc marketing sử dụng để tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm với mục đích là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Các dạng keyword
Có 4 dạng từ khóa
- Từ khóa chính ngành ( từ khóa khó SEO do lượng tìm kiếm trung bình khá cao, dành riêng cho những đon vị nào tài chính cao)
- Từ khóa ngách của ngành ( là loại từ khóa cấp 2,3, cấp n của từ khóa chính ngành, phân tích càng sâu hành vi của người dùng, thì hiệu quả chuyển đổi sẽ cao)
- Từ khóa thương hiệu ( khi đạt tới độ phủ nhất định, từ khóa này mới đáng kể, từ khóa thương hiệu khá dễ SEO. Khi tên tuổi lớn thì từ khóa tên tuổi mới có tác dụng) => Vậy nên, làm thương hiệu rất quan trọng và tốn chi phí thì SEO từ khóa mới có tác dụng
- Từ khóa theo nhu cầu ( là từ khóa nhắm trực tiếp đến nhu cầu của người dùng, bao gồm các tiền tố, hậu tố như địa chỉ nơi mua, dịch vụ, giá rẻ, ở đâu, uy tín,…) => Đưa ra bộ từ kháo hợp lý mang lại hiệu quả cao
Cách xác định keyword chuẩn SEO
- Lựa chọn từ khóa phù hợp với nội lực web
- Chọn từ khóa chuẩn seo theo từng nhóm chủ đề
- không chọn những từ kháo chung chung cho mục đích bán hàng
Internal link >< External link
Interlink là gì?
- Interlink hay liên kết nội bộ là liên kết giữa các home, page, catalogy, post trên một trang web với nhau. Interlink là các liên kết chéo, hay liên kết giữa nhiều bài viết liên quan và liên kết tập trung về các link chính cần giới thiệu đến khách hàng hoặc link chính cần làm SEO nahwmf tạo sức mạnh trang SEO và giúp cho người dùng, khách hàng dễ dàng nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ, bài viết chính cần giới thiệu.
- Interlink là một trong những tiêu chí chuẩn SEO, khi thêm các interlink vào bài viết sẽ được Google đánh giá điểm chất lượng cho bài viết, dễ dàng được lên TOP tìm kiếm.
Interlink có tác dụng như thế nào?
Liên kết nội bộ giúp:
- Tăng thời gian time on site giữ chân khách hàng ở lại web ( thời gian khách hàng ở lại web càng lâu thì điểm càng tăng, bài viết càng chất lượng)
- Tăng trải nghiệm người dùng ( khách hàng khi truy cập bài viết dễ dàng xem thêm, tìm hiểu thêm các sản phẩm, dịch vụ có liên quan)
Các dạng interlink
Có 2 dạng interlink:
- Interlink dạng text
- Interlink dạng ảnh
Cách chèn interlink trong bài viết
Có 2 dạng chèn interlink:
- Chèn dạng báo chí: Tạo phần xem thêm và chèn các bài viết liên quan vào
- Chèn trong nội dung bài viết: Chèn bài viết liên quan vào đoạn văn bản
Cách chèn interlink:
B1: Dùng chuột bôi đoạn text cần chèn link
B2: Bấm vào kí hiệu link trên thanh công cụ soạn thảo
B3: Copy và paste đoạn link muốn chèn vào ô URL, bấm chữ chèn
External link
External link hay liên kết ngoài là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn. Tức là một liên kết từ một trang web này sang một trang web khác hoặc một tài nguyên khác trên inetrnet.
SEO hình ảnh
SEO hình ảnh là gì?
- SEO hình ảnh là hoạt động tối ưu SEO về nội dung, chất lượng, kích thước và dung lượng hình ảnh… cũng như đưa các thông tin hình ảnh liên quan lên web, nhằm tăng chất lượng nội dung cho người dùng và tăng thứ hạng trên web trên kết quả công cụ tìm kiếm ( SERPs)
Cách up hình chuẩn SEO lên web
Up hình chuẩn SEO lên web bao gồm:
- Tìm hình minh họa phù hợp nội dung bài viết ( để tránh sử dụng hình ảnh có bản quyền thì tốt nhất nên sử dụng hình ảnh do mình tạo ra, có thể tự chụp hoặc tinh chỉnh qua photoshop,canva..)
- Kích thước phù hợp ( kích thước của hình minh họa phù hợp với chiều rộng khu vực hiển thị nội dung web)
- Dung lượng hình ảnh tối đa ( dung lượng hình ảnh không nên vượt quá 400Kb và tốt nhất là 100Kb)
- Dùng hình ảnh đuôi .PNG hoặc . JPG
- Đặt tên cho hình ảnh
Đặt tên cho hình ảnh như thế nào là tốt nhất cho SEO?
Nên đặt tên file theo nguyên tắc cơ bản:
- Liên quan đến nội dung bài viết, có chứa từ khóa mục tiêu
- Tên file là chữ viết thường, không dấu, nối nhau bằng gạch nối “-“
Alt ảnh là gì?
Alt ( alternative information) là đoạn văn bản dùng để mô tả nội dung hình ảnh một cách ngắn gọn.
Landing Page
Landing Page là gì?
- Landing Page là một trang có giao diện, nội dung và tên miền gần giống như một trang web bình thường. Nhưng đơn giản hơn và chỉ tập trung vào một nội dung nhất định.
- Theo chuyên ngành, Landing Page ( trang đích hay trang mục tiêu) với mục tiêu chính là thu hút lượt xem, lượt click, kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua tác vụ kêu gọi xuất hiện trong Landing Page như điền form, đăng kí nhận thông tin,…
Landing Page chia làm mấy loại?
Có 3 loại Landing Page ( dựa theo mục tiêu chuyển đổi):
- Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng
- Landing Page bán hàng
- Landing Page trung gian chuyển đổi
Thẻ Heading
Thẻ Heading là gì?
Heading là các thẻ từ H1 đến H6, sử dụng để làm rõ nội dung chính của chủ đề đang được nói đến trong bài viết. Thứ tự ưu tiên của các thẻ heading trong SEO cũng khác nhau, ưu tiên giảm dần từ H1 đến H6.
Cách phân bổ thẻ Heading trong bài viết chuẩn SEO
- H1: Dùng duy nhất lần cho mỗi trang và thường là tiêu đề bài viết, chứa từ khóa SEO và nằm gần đầu thì hiệu quả SEO càng cao
- H2: Một bài có nhiều thẻ H2 ( 3-5 thẻ là hợp lý nhất)
- H3: Nói đến nội dung chi tiết hơn của bài viết, là ý nhỏ của H2 và một thẻ H2 gồm vài H3
- H4,H5,H6: Dùng cho nội dung bài viết lớn, chia làm nhiều tăng ý nghĩa
Backlink
Backlink là gì?
Backlink là liên kết được trả về từ các trang web, diễn đàn, blog,… tới web khác với mục đích thu hút lượng truy cập từ web kia giúp web đạt thứ hạng cao hơn.
Các dạng backlink
- Text Link là những từ, cụm từ khóa có gắn link. Khi click vào chúng sẽ chuyển hướng đưa người dùng đến một trang web được liên kết, cũng là loại link được dùng nhiều nhất trong SEO hiện nay.
- Image Link là link được gắn trong hình ảnh. Khi click chuột vào hình ảnh sẽ dẫn đến website được liên kết.
- Link Trần là dạng link được gắn trực tiếp trong bài viết.
- Link Dofollow là link có giá trị trong việc SEO Offpage, cho phép Google có thể vào index chia sẻ nội dung.
- Link Nofollow là những nội dung đăng trên web sẽ không ảnh hưởng đến trang web của bạn và không có hiệu quả về SEO
Cách chèn backlink
- Chèn backlink từ trang vệ tinh ( Crosslink): Để chèn back link theo cách này, cần xây dựng nhiều trang vệ tinh có cùng chủ đề hoặc có chủ đề liên quan đến chủ đề của website chính. Sau đó, đặt backlink từ các site vệ tinh này trỏ link về website chính.
- Chèn backlink vào email: Để trỏ đến website sẽ giúp cho độc giả dễ dàng ghé thăm website có thể lan tỏa đến nhiều người.
- Chèn backlink vào các bài viết: Chèn vào bài viết trên Blog và chèn với số lượng backlink phù hợp
- Chèn backlink trên video trên mạng xã hội: Tận dụng sức mạnh và sự lan tỏa của các trang mạng xã hội ( facebook, twitter, youtube, zalo,..). Với các Video trên youtube nên chèn backlink đến website vào cuối hoặc đầu video, còn với twitter, facebook, zalo,.. nên trả lời các comment quan tâm trên post và dẫn backlink hoặc dẫn backlink ngay trên bài post.
- Chèn backlink trên Google+: Google+ là một trang web rất uy tín , nên khi dẫn backlink trên profile thì thực sự là backlink có giá trị
- Sử dung Link Bait: Được xem là một cách chèn link mang tính “đỉnh cao của nghệ thuật”, cần xây dựng những nội dung độc đáo và mang tính viral cao để người đọc cảm thấy hấp dẫn, sau đó share bài viết. Nếu biểu hiện tốt có thể tạo ra trăm ngàn backlink trả về website chính.
Các thuật ngữ trong SEO
- Redirect 301
- Error 404
- Thuật toán ( Algorithm)
- Thẻ Alt
- Anchor text
- Backlink
- Black hat SEO
- Tỉ lệ truy cập
- Thuộc tính canonial ( Rel canonial)
- Chuyển đổi
- Tên miền ( Domain)
- Nội dung trùng lặp
- Google Analytics
- Google Search Console
- Tiêu đề – Title
- Liên kết nội bộ – internal link
- Trang được lập danh sách
- Từ khóa – keyword
- Trang đích – LandingPage
- Liên kết xây dựng – link building
- Từ khóa dài
- Mô tả meta – meta description
- Thuộc tính Nofollow, Dofollow
- Tối ưu hóa các trang web bên ngoài
- Tối ưu hóa website
- Kết quả tìm kiếm không phải trả tiền ( organic search)
- Trang tĩnh – static page
- Sơ đồ trang web ( site map)
Website chuẩn SEO
Một website như thế nào gọi là chuẩn SEO?
Website chuẩn SEO là web được thiết kế tương thích với bộ máy tìm kiếm của Google, tuân theo các tiêu chí mà Google đề xuất để bộ máy tìm kiếm của Google dễ dàng thu thập thông tin, đánh giá nội dung chất lượng lên TOP.
Tiêu chí của một website chuẩn SEO
Website chuẩn SEO bao gômf các tiêu chí sau:
- Nội dung tối ưu SEO
- Nội dung nên hướng dến chia sẻ mạng xã hội
- Độc đáo và đặc biệt
- Web mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời
- Web đảm bảo thân thiện với bộ máy tìm kiếm
Quản trị website
Khái niệm quản trị website là gì?
Quản trị website là sự kết hợp của nhiều hoạt động liên quan đến web đề đảm baorcho web vận hành trơn tru: index tốt, tốc độ tải trang nhanh, dễ dàng tối ưu SEO,…
3 nhiệm vụ chính quản trị website
- Quản lý nội dung
- Bảo mật web
- Hỗ trợ trang web
Công việc quản trị website
Các công việc cần làm khi quản trị website ( webmaster – người quản trị web ) là:
- Quản trị và cập nhật giao diện website
- Xây dựng kế hoạch tối ưu web
- Quản lý thường xuyên hosting và sao lưu dữ liệu
- Đánh giá hoạt dộng của website thường xuyên
- Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp
- Thường xuyên cập nhật nội dung
- Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh
- Tối ưu những trải nghiệm
- Quảng bá website
Quản trị Fanpage
Quản trị Fanpage là gì?
Quản trị Fanpage là làm những việc nhằm duy trì và phát triển Fanpage một cách hiệu quả như:
- Tăng lượng tương tác khách hàng
- Thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng
- Tìm kiếm, sáng tạo những nội dung mới và hấp dẫn để cập nhật thường xuyên cho Fanpage
- Thiết kế hình ảnh đẹp, thu hút
- Kiểm soát, trả lời comment, inbox, phản hồi từ khách hàng
- Kiểm soát đơn hàng, giao hàng, dịch vụ vận chuyển
- Kiểm tra, bảo vệ sự an toàn đối với Fanpage
Cách chăm sóc, quản trị Fanpage
Để chăm sóc, quản trị một Fanpage cần:
- Xác định mục tiêu của page
- Xác định đối tượng, nội dung
- Lựa chọn màu sắc chủ đạo cho hình ảnh, logo thương hiệu, tên page…
- Đăng bài vào khung giờ vàng và luôn cố định như vậy
- Luôn găn hashtag dưới mỗi bài viết
- Luôn tương tác lại với khách hàng
- Theo dõi, điều chỉnh các phần của page cho phù hợp, bảo vệ an toàn cho page.