SEO TỪ KHÓA CẦN LÀM NHỮNG GÌ?

Từ khóa - sự sống còn của SEO

Bạn vẫn thường hay nghe dân làm SEO hay các dịch vụ SEO Website truyền tai nhau về việc họ có khả năng đẩy từ khóa này, đưa từ khóa kia lên TOP Google. SEO từ khóa có lẽ là khái niệm bạn được nghe rất nhiều đến, nhất là trong các lĩnh vực như Marketing Online, Digital Marketing. Thậm chí, ở một số công ty khi tuyển dụng, họ còn yêu cầu nhân viên Marketing Online hay Digital, Content Marketing của mình phải có kiến thức về SEO từ khóa.

SEO TỪ KHÓA LÀ GÌ?

Từ khóa trong SEO

Từ khóa hay Keyword là những từ, cụm từ có nghĩa mà người dùng sử dụng để truy vấn kết quả trên các công cụ tìm kiếm như Google. Có 2 loại từ khóa chính:

  • Từ khóa ngắn: những cụm từ gồm 2-3 từ ghép lại để tạo thành cụm từ có nghĩa.

VD: seo là gì, dịch vụ seo, seo từ khóa, …

  • Từ khóa dài: những cụm từ thường gồm từ 4 từ trở lên, thường là từ khóa mở rộng của từ khóa ngắn.

VD: dịch vụ seo lên top nhanh, seo từ khóa lên top nhanh, …

Từ khóa càng dài thì phạm vi bao quát khách hàng càng bé nhưng lại SEO dễ dàng hơn.

SEO từ khóa

SEO từ khóa có thể hiểu là thủ thuật bao gồm nhiều công việc khác nhau với chung một mục tiêu cuối cùng đó là đưa các từ khóa đã được lựa chọn lên top của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, … Tóm lại, SEO từ khóa là đảm bảo cho việc khi người dùng search các từ khóa liên quan thì website của bạn sẽ hiển thị trên trang đầu của công cụ tìm kiếm.

CÁC BƯỚC KHI SEO TỪ KHÓA

1.    Nghiên cứu từ khóa

Điều làm nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại của SEO nằm ở chính việc nghiên cứu từ khóa. Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn nhanh chóng hoàn thành kế hoạch SEO cũng như giúp bạn tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn sai lầm ở bước này, thì tất cả những nỗ lực của bạn về sau sẽ trở thành công cốc.

Những việc phải làm khi nghiên cứu từ khóa:

  • Tiến hành nghiên cứu từ khóa theo mục tiêu của bạn, sản phẩm hay dịch vụ chủ đạo mà người dùng sẽ hướng đến.
  • Tiến hành nghiên cứu và xác định đối thủ cạnh tranh thông qua các từ khóa.
  • Tập trung vào từ khóa hay cụm từ khóa chính.
  • Xác định nhóm từ khóa phụ cho mỗi nhóm từ khóa chính.
  • Phân nhóm từ khóa theo nhóm.
  • Xây dựng KPIs cho từ khóa theo mỗi giai đoạn.
    Từ khóa - sự sống còn của SEO
    Từ khóa – sự sống còn của SEO

2.    Xây dựng nội dung cho từ khóa

Kế hoạch xây dựng nội dung sẽ là con ác chủ bài trong mỗi dự án của một doanh nghiệp. Muốn thành công, nội dung của bạn phải thật sự khác biệt. Với mỗi từ khóa, dù là từ khóa chính hay từ khóa phụ, hãy viết những bài viết thật chất lượng và độc đáo. Không chỉ Google thích điều này, mà người đọc cũng rất thích, vì họ không thể tìm thấy một bài viết hay như vậy ở những nơi khác.

Mỗi một bài viết chất lượng và chuẩn SEO cần có sự đầu tư về thời gian, công sức cho việc tối ưu hóa nội dung, hình ảnh, … Nội dung của mỗi bài viết phải có giá trị đối với người đọc và không nên copy lại từ những nguồn khác.

Nội dung được truyền tải nên được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, video, infographic, bảng biểu, …

3.    Tối ưu hóa các yếu tố của Website (SEO Onpage)

1)    Tối ưu hóa URL

  • Thống nhất, đồng bộ tên miền
  • URL chứa từ khóa
  • Xử lý các URL trùng lặp, URL lỗi, URL thừa
  • Cấu trúc và phân cấp URL
  • Kiểm tra URL

2)    Tối ưu hóa Title

  • Giới hạn độ dài tiêu đề
  • Tiêu đề phải chứa từ khóa
  • Thống nhất, đồng bộ cấu trúc tiêu đề
  • Xứ lý các page thiếu tiêu đề, tiêu đề trùng lặp, tiêu đề không phù hợp
  • Lưu ý không nhồi nhét từ khóa trong tiêu đề

3)    Tối ưu hóa Meta Description

Phần thẻ mô tả là một trong những yếu tố đánh giá của Google. Hãy viết phần này thật ngắn gọn, súc tích, cung cấp đúng thông tin người dùng tìm kiếm. Một số những tiêu chuẩn về kỹ thuật có thể được lược bỏ để có một thẻ mô tả hoàn hảo hơn.

  • Giới hạn độ dài thẻ mô tả
  • Đưa từ khóa, các từ khóa lên đầu
  • Chứa cả từ khóa chính và từ khóa mở rộng
  • Thống nhất, đồng bộ cấu trúc thẻ mô tả
  • Xử lý các page thiếu mô tả, mô tả sai, mô tả trùng lặp

4)    Tối ưu hóa Meta Tags

5)    Tối ưu hóa thẻ Heading

Nên sử dụng trình soạn thảo của Google hoặc Microsoft Word để dịnh dạng thẻ Heading một cách tốt nhất. Việc tối ưu hóa thẻ Heading giúp các công cụ tìm kiếm có thể truy cập dễ dàng đồng thời tăng khả năng đọc, tương tác của người tìm kiếm.

  • Tối thiểu một Heading 1 cho một bài viết và có chứa từ khóa chính
  • Nên có nhiều Heading 2 cho một bài viết, chứa các từ khóa chính và từ khóa mở rộng
  • Tùy vào độ dài bài viết và nội dung bài viết mà sử dụng số lượng Heading 3 vừa phải, tránh lạm dụng.

6)    Tối ưu hóa link nội bộ, link liên kết, link forum

Hệ thống các đường link bổ trợ cho bài viết có tác dụng rất lớn. Link nội bộ giúp người tìm kiếm truy cập trực tiếp những bài viết ngay trên website của bạn. Link liên kết, link forum có tác dụng điều hướng người tìm kiếm tới những nguồn chất lượng. Tất cả nhằm tăng tương tác với người dùng và tăng tỉ lệ truy cập của website.

  • Giới hạn số lượng link liên kết trong một bài viết
  • Liên kết các link theo từ khóa SEO đã nghiên cứu và lựa chọn
  • Kiểm tra điều hướng của link liên kết
  • Xử lý các link liên kết hỏng, liên kết sai, link quảng cáo, link độc hại, …

7)    Chế độ đa ngôn ngữ

Chế độ đa ngôn ngữ giúp bạn mở rộng tập khách hàng truy cập vào website, từ đó tăng tương tác với người dùng và tăng tỉ lệ chuyển đổi (đối với những website thương mại).

8)    Hệ thống liên kết mạng xã hội

Với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook thì việc tối ưu hóa các đường link từ Facebook hay G+ (Google Plus) cũng mang lại rất nhiều lợi ích.

  • Nút Social Media như: Facebook, G+, Twitter, Youtube, …
  • Tích hợp các Plug in giúp tương tác với người dùng như Messenger, Talk.to, …

KẾT LUẬN

SEO từ khóa là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay và cũng là công cụ đắc lực nhất khi muốn website của mình lên top tìm kiếm. Tuy nhiên, để có thể SEO từ khóa thành công đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cũng như sự kiên nhẫn của mỗi doanh nghiệp.

 

 

Bình luận Facebook:

Nhắn tin Facebook Zalo: 0979.319.356